Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Nguyên nhân và một số cách trị mụn cám hiệu quả tại nhà


Mụn cám thường xuất hiện vào giai đoạn dậy thì từ 12-18 tuổi do tắc nghẽn tuyến bã nhờn qua lỗ chân lông trên bề mặt da, đây là một trong những bệnh xuất hiện phổ biến trên da và rất khó chữa trị. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh này ?

Có thể bạn quan tâm:


1. Những nguyên nhân chính gây ra mụn cám

-Tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì các tuyến Hor-mon sinh dục phát triển nhanh và hoạt động mạnh,kích thích tăng tiết quá mức các tuyến bã nhờn trên bề mặt da qua lỗ chân lông, đây là yếu tố cơ hội gây tình trạng tắt nghẽn và viêm nhiễm phát sinh.

- Rối loạn tiêu hóa
Các hoạt động sinh hóa trong cơ thể sinh ra các chất cặn bã, chất độc trong cơ thể, và cơ thể có nhiều đường đào thải ra ngoài như: Đại tiện, tiểu tiện, hô hấp, qua da…và khi bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, chất cặn bã chậm được đào thải ra ngoài chính vì vậy quá trình tăng tiết tuyến bã mồ hôi phải tăng lên và điều này dẫn đến hình thành mụn cám.

- Căng thẳng mất ngủ
Căng thẳng lo âu quá mức gây tăng tiết các Hormon nội tiết, dẫn đến tình trạng tăng tiết các tuyến bã nhờn; ban đêm cơ thể ngủ và nghỉ ngơi gần như hoàn toàn, các hoạt động của cơ thể được nghỉ ngơi chính vì vậy quá trình đào thải chất cặn bã cơ thể cũng chậm lại, nhưng do không ngủ được, hoạt động đào thải chất cặn bã của cơ thể tiếp tục làm việc tăng lên, điều này là yếu tố cơ hội dẫn đến hình thành mụn cám.

- Môi trường ô nhiễm
Bụi, khói… bám vào bề mặt da gây bít lỗ chân lông, sự tiết bã nhờn bị tắt nghẽn và dẫn đến tình trạng hình thành mụn cám và viêm nhiễm.

- Thói quen và công việc
Nặn mụn gây tình trạng bội nhiễm; lạm dụng mỹ phẩm gây dị ứng; nghề nghiệp tiếp xúc với các hóa chất độc hại…

- Ăn đồ cay nóng,uống nước ít
Ăn đồ cay, nóng như rượu, cà phê, thuốc lá, tiêu,ớt… gan không chuyển hóa và đào thải kịp các chất độc trong cơ thể, ứ đọng dẫn đến tình trạng tăng tiết bù ở tuyến bã mồ hôi;uống nước ít, các quá trình phản ứng sinh hóa trong cơ thể chậm lại, nhiệt lượng cơ thể tăng cao, và sự tăng tiết bã ở tuyến nang lông tăng. Cũng chính là những yếu tố cơ hội hình thành mụn.

2. Một số cách chữa trị mụn cám hiệu quả

- Nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội, là một công cụ hữu hiệu trong việc làm đẹp da và điều trị các loại mụn, bạn chỉ cần dùng dao cắt lát lá nha đam, lấy phần ruột trong suốt có chất dịch nhờn nằm phía trong lá và nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh.

Nhiều người sử dụng chất nhờn này như cách trị mụn cám hiệu quả, hãy sử dụng 2 lần/tuần sẽ cho kết quả khá khả quan. Nha đam không những giúp trị  mụn cám, mà còn làm cho da bạn mịn màng hơn nữa.

- Quả cam

Cam giàu vitamin giúp trị mụn cám hiệu quả

Cam không chỉ là loại trái cây giàu vitamin mà còn tham gia hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các vết nhiễm khuẩn. Vitamin C có trong cam là một thành phần giúp điều trị mụn hữu hiệu. Hãy ăn nhiều cam cũng rất tốt cho da đấy!

- Lòng trắng trứng

Cách trị mụn cám hiệu quả tại nhà với lòng trắng trứng

Để thực hiện cách trị mụn cám hiệu quả này bạn hãy áp dụng 1 lần/ tuần. Việc bạn cần làm là lấy lòng trắng trứng pha với một ít nước cốt chanh, sau đó sử dụng một tấm vải khô, mềm hoặc mặt nạ giấy, nhúng vào hỗn hợp trên rồi đắp lên mặt khoảng 30 phút. Sau khi gỡ lớp mặt nạ ra, mụn cám sẽ dính trên mặt nạ và dễ dàng đi ra bên ngoài.

Lưu ý rằng trước và sau khi thực hiện phương pháp này nên rửa mặt bằng nước sạch và xông hơi cho mụn cám thoát ra dễ hơn, không nên rửa mặt bằng sữa sau khi đắp mặt nạ trứng này nhé.

- Mật ong và nước chanh


Chỉ cần nửa trái chanh cộng với một muỗng cà phê mật ong (nguyên chất là tốt nhất nhé), đem trộn đều thành một hỗn hợp sền sệt. Sau đó thoa đều lên gương mặt và giữ trong vòng 1-2 phút rồi rửa sạch. Mật ong giúp làm mềm da và chanh giúp tẩy sạch các tế bào chết, ngăn ngừa và điều trị mụn cám, đem lại làn da trơn láng và mềm mại hơn.

Trên đây là nguyên nhân và một số cách trị mụn cám hiệu quả mà muabantk.vn đã giới thiệu, chúc các bạn thành công và lấy lại vẻ đẹp tự tin vốn có.

Từ khóa liên quan: 2 loại kem nghệ trị mụn hiệu quảkem trị mụn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét